0972 633 633

So Sánh Tố tụng dân sự và Tố tụng hành chính ? Đặc điểm khác biệt giữa chúng là gì?

Câu hỏi:

“Kính gửi bộ phận tư vấn pháp luật Công ty luật Ta pha, tôi đang tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến các quy định của bộ luật tố tụng hành chính và tố tụng dân sự, nên muốn gửi câu hỏi này tới chuyên mục tư vấn pháp luật của quý công ty xem giữa hai loại tố tụng này có đặc điểm gì, cách để phân biệt chúng ra sao. Mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn luật sư!”.

 

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến chuyên mục tư vấn pháp luật của Công ty Luật Ta Pha. Với những thông tin bạn cung cấp Legal team  xin đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

 

ĐẶC ĐIỂM SO SÁNH

TỐ TỤNG DÂN SỰ

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1.      Cơ sở pháp lý Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 Luật tố tụng Hành chính 2015
2.      Người tham gia tố tụng – Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

– Người làm chứng

– Người giám định

– Người phiên dịch

– Người đại diện.

Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

3.      Cơ quan tiến hành tố tụng

 

* Tòa án;

* Viện kiểm sát.

 

* Tòa án

* Viện kiểm sát.

4.      Những người tiến hành tố tụng

 

 

 

– Chánh án Tòa án, Thẩm phán, HTND, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

– Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

– Chánh án Tòa án, TP, HTND, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

– Viện trưởng Viện kiểm sát, KSV , Kiểm tra viên.

5.      Chứng cứ
  • Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ
6.      Trình tự giải quyết *Thụ lý vụ án

Người khởi kiện tiến hành chuẩn bị đơn khởi kiện => phân công Thẩm phán xét đơn khởi kiện sau đó thực hiện một trong các thủ tục có thụ lý vụ án hay không

=> nếu thụ lý vụ án thì gửi thông báo cho các bên và phân công Thẩm phán giải quyết vụ án => TA tiến hành hòa giải:

+ thỏa thuận giải quyết => QĐ công nhận sự thỏa thuận của các bên

+ QĐ đưa vụ án ra XX.

 

*Thụ lý vụ án:

Tòa án nhận đơn khởi kiện, Chánh án Tòa phân công  Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện sau đó  đưa ra quyết định thụ lý vụ án hay không

=> nếu thụ lý thông báo cho khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí , trường hợp người khởi kiện được miễn tiền tạm ứng án phí thì  thông báo cho người khởi kiện về việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

Trường hợp hết hạn quy định mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì:

+ Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.

+ Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu.

+ Trường hợp sau khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

* Đối thoại và chuẩn bị xét xử

–  Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn.

–   Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án

+ Đình chỉ giải quyết vụ án

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Mở phiên tòa sơ thẩm

Bao gồm các công việc:

+ Khai mạc phiên tòa, Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch, Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng

+ Tranh tụng tại phiên tòa

+ Nghị án và tuyên án.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của  Legal team về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

 

Bientapvien.

Gởi câu hỏi